Hơn 100 doanh nghiệp đăng ký tiêm vắc-xin cho nhân viên dịp cuối năm 2023. Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh,

30 tháng 01, 2023

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh, diễn tiến nặng do hệ miễn dịch kém và hạn chế trong sử dụng thuốc. Thai nhi không có khả năng tự bảo vệ, chỉ có thể dựa vào sự bảo bọc của người mẹ, vì thế nếu mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm thì thai nhi cũng có nguy cơ cao bị tác động.

Theo Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM: “Uốn ván, thủy đậu, cúm, rubella, ho gà… là những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm đối với thai phụ và thai nhi. Uốn ván sơ sinh có tỷ lệ mắc rất cao trong quá trình cắt dây rốn cho trẻ ngay sau khi chào đời, khi các dụng cụ không được vệ sinh tiệt trùng đúng cách. Nếu nhiễm uốn ván sơ sinh, trẻ có nguy cơ tử vong đến 95%. Nếu thai phụ mắc cúm, thủy đậu, rubella… trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ – giai đoạn phân chia, phát triển các bộ phận quan trọng thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật nặng nề: câm, điếc, liệt, mù, não úng thủy…”.
Theo thống kê của Unicef, hàng năm có khoảng 2,6 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới không sống qua được tháng đầu tiên của cuộc đời, trong đó hơn 80% tử vong ở trẻ sơ sinh do trẻ bị sinh non, các biến chứng khi sinh hoặc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, nhiễm trùng. Trong khi đó, những yếu tố nguy cơ này đều có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.
Tiêm chủng dự phòng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai giúp giảm hàng trăm lần tỷ lệ trẻ bị bệnh truyền nhiễm tấn công ngay trong bụng mẹ, hoặc khi vừa mới sinh. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ trẻ em phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, những di chứng nặng nề về thể chất và trí tuệ trong tương lai. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Tiêm phòng vắc xin trước và trong khi mang thai là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa rủi ro cho mẹ và bé suốt thai kỳ, thậm chí giúp trẻ sơ sinh có kháng thể phòng bệnh ngay sau khi chào đời, bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời khi chưa đến tuổi tiêm phòng.
Theo ghi nhận từ Hệ thống trung tâm tiêm chủng PBC, hậu Covid-19 nhiều cặp vợ chồng đã trở lại với kế hoạch sinh con, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin tiền hôn nhân tại PBC đang tăng khoảng 200% trong tháng cuối năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy nhiều người dân đã sẵn sàng cho nền tảng sức khỏe tốt và chuẩn bị những kiến thức mang thai chủ động, chăm sóc thai kỳ, đặc biệt là tiêm đầy đủ các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trước và trong khi mang thai.

 

Để lại lời nhắn

Nếu bạn có câu hỏi vui lòng gửi tin nhắn cho chúng tôi bằng cách điền thông tin bên dưới

    Tin tức liên quan

    28 tháng 01, 2023
    Hơn 100 doanh nghiệp đăng ký tiêm vắc-xin cho nhân viên dịp cuối năm 2023

    Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh, diễn tiến nặng do hệ miễn dịch kém và hạn chế trong sử dụng thuốc. Thai nhi không có khả năng tự bảo vệ, chỉ có thể dựa vào sự bảo bọc của người mẹ, vì thế nếu mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm […]

    28 tháng 01, 2023
    Điều chỉnh mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH từ năm 2023

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 […]

    28 tháng 01, 2023
    Tăng lương, phụ cấp là vấn đề quan tâm chính của người lao động trong năm 2023

    Tăng lương, phụ cấp, văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc cởi mở là kỳ vọng của người lao động trong năm 2023. Đây là kết quả khảo sát chung của người lao động từ một số đơn vị cung cấp nhân lực. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã […]